Thủ tục xin giấy phép xây dựng tại Đà Nẵng đầy đủ

Thủ tục xin giấy phép xây dựng tại Đà Nẵng là việc làm bạn cần phải thực hiện đầy đủ trước khi tiến hành công trình. Để giúp bạn có cái nhìn đầy đủ và dễ dàng tìm hiểu cũng như tiện lợi hơn trong khi thực hiện, chúng tôi đã tổng hợp được các thông tin như sau

xin giay phep xay dung tai da nang

Thủ tục xin giấy phép xây dựng tại Đà Nẵng

Căn cứ pháp lý thực hiện:

  • –  Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng.
  • – Thông tư số 09/2005/TT-BXD ngày 06 tháng 5 năm 2005 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn một số nội dung của giấy phép xây dựng.
  • – Thông tư số 03/2001/TT-BTC ngày 16 tháng 01 năm 2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí cấp giấy phép xây dựng.
  • – Quyết định số 65/2003/QĐ-UB ngày 02 tháng 4 năm 2003 của UBND thành phố Đà Nẵng về quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn thành phố
  • – Quyết định số 171/2003/QĐ-UB ngày 22 tháng 12 năm 2003 của UBND thành phố Đà Nẵng về sửa đổi, bổ xung Quyết định số 65/2003/QĐ-UB về quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn thành phố.

Yêu cầu:

  • Phù hợp với Quy hoạch, quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc, thiết kế đô thị.

Cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng tại Đà Nẵng:

  • –   Thẩm quyền cấp Giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ: UBND cấp quận.
  • –   Thẩm quyền cấp Giấy phép xây dựng đối với công trình khác nhà ở riêng lẻ: UBND thành phố Đà Nẵng quyết định và phân cấp Sở xây dựng thành phố Đà Nẵng thực hiện.

Bài viết liên quan nhất:Top 10 Nhà thầu xây dựng Đà Nẵng nỗi tiếng

Thành phần hồ sơ xin giấy phép xây dựng tại Đà Nẵng:

 Đối với nhà ở riêng lẻ

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;
  • Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai (đối với trường hợp giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì đối tượng thực hiện thủ tục không cần phải nộp thành phần hồ sơ này, nhưng phải cung cấp số của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất);  
  • Bản vẽ thiết kế xây dựng
  • Đối với nhà ở có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.
Advertisements

Số lượng: Đơn, Giấy tờ pháp lý về nhà đất và các giấy tờ văn bản có liên quan khác: 01 (bộ); Hồ sơ thiết kế: 02 (bộ).

Đối với xây dựng công trình không theo tuyến

VD như nhà hàng, khách sạn, trụ sở…

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;
  • Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai (đối với trường hợp giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì đối tượng thực hiện thủ tục không cần phải nộp thành phần hồ sơ này, nhưng phải cung cấp số của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất);  
  • Bản vẽ thiết kế xây dựng
  • Bản sao quyết định phê duyệt dự án, quyết định đầu tư (nếu có).
  • Văn bản chấp thuận về sự cần thiết kế xây dựng và quy mô công trình (chỉ cần với trường hợp là công trình cơ sở tôn giáo, tranh tượng đài,…

Trình tự thực hiện:

  • Bước 1:  Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng và nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc Văn phòng HĐND và UBND cấp quận/huyện.
  • Bước 2: Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra hồ sơ; ghi giấy biên nhận; nếu hồ sơ chưa đầy đủ sẽ hướng dẫn bổ sung hoàn thiện. Sau đó chuyển hồ sơ cho Phòng Quản lý Đô thị.
  • Bước 3: Phòng Quản lý Đô thị tham mưu xử lý hồ sơ và trình UBND cấp quận/huyện quyết định việc cấp giấy phép xây dựng;
  • Bước 4: cấp giấy phép xây dựng và hồ sơ thiết kế có đóng dấu hoặc văn bản trả lời nêu rõ lý do không phê duyệt cho chủ đầu tư

Thời gian giải quyết:

Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp phép xây dựng tại Đà Nẵng trong:

  • 15 ngày: nhà ở riêng lẻ
  • không quá 30 ngày: với các loại công trình khác

Phí, lệ phí xin cấp phép xây dựng tại Đà Nẵng:

  • Lệ phí cấp Giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ tại Đà Nẵng: 50.000 đồng/1 Giấy phép;
  • Lệ phí cấp Giấy phép xây dựng đối với công trình khác tại Đà Nẵng : 100.000 đồng/ 1 Giấy phép
Advertisements

Xem thêm bài viết: Đơn giá xây dựng nhà Đà Nẵng

Một số công trình không cần xin cấp phép xây dựng:

Nếu bạn là chủ đầu tư cho một trong những công trình sau, bạn sẽ không cần xin giấy phép xây dựng, chỉ cần cung cấp thời điểm khởi công, hồ sơ thiết kế đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi và lưu hồ sơ

  • –   Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;
  • –   Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;
  • –   Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;
  • –   Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;
  • –   Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này;
  • –   Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
  • –   Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;
  • –   Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;
  • –   Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;
  • –   Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;

Trên đây chúng tôi đã tổng hợp hết những thông tin cần thiết một cách đầy đủ nhất để bạn có thể thực hiện Thủ tục xin giấy phép xây dựng tại Đà Nẵng, hy vọng hữu ích cho bạn. Cám ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết, hẹn gặp lai trong các chuyên mục sau