Mùng 3 Tết kiêng gì là câu hỏi mà rất nhiều người băn khoăn. Bởi vào những ngày đầu năm, ai ai cũng mong cầu một năm mới nhiều may mắn, mọi điều suôn sẻ. Họ phải luôn chú ý vào cách ăn mặc, đi đứng, và các hoạt động để hạn chế những điều xui xẻo xảy đến. Vậy cùng Danang.Plus trả lời câu hỏi mùng 3 Tết kiêng gì trong bài viết này nhé.
Ngoài vấn đề Mùng 3 Tết cúng gì thì Mùng 3 Tết nên kiêng gì cũng là điều nhiều người quan tâ,. Để có một năm gặp những điều may mắn cả vệ sự nghiệp lẫn gia đình, cuộc sống thì bạn cần kiêng làm một số điều sau vào ngày mùng 3 Tết.
Điều đầu tiên mà bạn cần kiêng vào cả 3 ngày mùng 1,2,3 Tết là quét nhà và đổ rác. Theo dân gian, quét nhà và đổ rác là hành động mang những tài lộc, may mắn đổ ra ngoài. Vì thế, năm mới sẽ có cuộc sống thiếu thốn và làm ăn dễ thất bại. Nếu bắt buộc phải quét dọn, bạn chỉ nên quét và dồn rác vào một góc thay vì đổ rác ra khỏi nhà.
Không riêng gì mùng 3, vào tất cả các ngày đầu năm, bạn cần tránh nói ra những điều xui xẻo. Bởi điều này sẽ dễ khiến bạn vô tình rước về những điềm gỡ, ảnh hưởng đến cả năm. Thay vào đó, hãy nói những điều vui vẻ và may mắn, nhằm thể hiện niềm tin và hướng đến sự lạc quan, mong cầu mọi thứ đều tốt đẹp như ý nguyện.
Việc cãi vả đầu năm sẽ khiến cho mọi người trở nên mất vui vẻ và tạo ra sự bất hòa trong các mối quan hệ xung quanh. Do đó, vào ngày mùng 3, người lớn không nên lời qua tiếng lại với nhau, không nên đánh mắng trẻ con. Như vậy, một năm mới sẽ bắt đầu với nhiều niềm vui và hứa hẹn tình cảm gia đình, người thân ngập tràn tiếng cười, trở nên khăng khít hơn trong năm tới.
Việc làm vỡ đồ đạc trong ngày mùng 3 Tết là tín hiệu cho những điều không may mắn. Đồ vật như bát, đĩa, bình hòa rơi vỡ đồng nghĩa với việc gia đình sẽ có một năm làm ăn không thuận lợi. Thực ra, việc đổ vỡ là một tình huống không ai mong muốn, đặc biệt với các gia đình dùng nhiều đồ thủy tinh, sành sứ. Do đó, hãy hạn chế bằng cách đợi đến sau ngày mùng 5 Tết mới mang những đồ bị vỡ vứt đi.
Lý giải cho điều này, dân gian ta thường nói chỉ những nhà nghèo mới ăn cháo vào ngày đầu năm. Do đó, nếu mong cầu sự sung túc, đủ đầy thì đừng chọn ăn cháo vào buổi sáng, thay vào đó có thể ăn vào trưa hoặc tối. Sáng mùng 3 có thể ăn các món như bún, phở, cơm…
Ngày mùng 3 Tết bạn không nên vay mượn tiền của người khác. Theo dân gian, việc mượn tiền đầu năm sẽ khiến cho cả năm phải sống trong cảnh thiếu thốn, túng quẫn, không đủ đầy. Ngoài ra, bạn cũng không được cho vay tiền vào ngày này. Bởi điều đó sẽ làm cho tiền tài phân tán, dẫn tới suy sút về tài lộc, làm ăn không phát đạt.
Theo truyền thuyết, vào những ngày đầu năm, Ngọc Hoàng cùng các vị thần tiên sẽ đến thăm từng nhà. Nên trừ trường hợp ra ngoài đi chơi, bạn không nên đóng cửa nhà. Nếu các vị thần đến chơi vào mùng 3 và thấy kín cổng thì sẽ cho là bất kính. Do đó, sẽ không ban phát những điều may mắn và không thực hiện những mong ước của bạn.
Vào ngày mùng 3 Tết nói riêng và ngày đầu năm nói chung, người ta thường kiêng kỵ mua thớt, dao, chày, cối. Bởi những đồ vật này mang đến những điều không mau cho gia chủ trong năm mới. Ngoài ra, bạn cũng không được mua vôi vào mùng 3. “Bạc như vôi” là câu nói dân gian được truyền miệng và việc mua vôi đầu năm biểu tượng cho sự bạc bẽo.
Theo quan niệm dân gian, ngày mùng 3 nên tránh ăn các món như: Thịt chó, vịt lộn, cá mè, mức, chuối tiêu. Đây là những món ăn không tốt cho năm mới, dễ mang đến những điều xui xẻo, không thuận lợi. Ngoài ra, một số nơi không ăn tôm vì sợ cuộc sống sẽ giật lùi như tôm, không có sự thăng tiến và phát triển.
Mùng 3 Tết kiêng gì? Ngoài những điều nói trên, mùng 3 Tết bạn cần kiêng sử dụng kim chỉ. Người xưa quan niệm rằng, sử dụng kim chỉ may vá vào năm mới là biểu tượng cho sự thiếu hụt, khổ sở. Do đó, nên hạn chế việc làm này để có một năm thật đủ đầy và sung túc.
Nước và lửa là vật giữ tiền tài và may mắn cho gia đình. Vì thể, việc cho lửa và nước ngày mùng 3 được cho là không tốt. Hành động này như đang mang tiền cho người khác, làm hao hụt của cải và năm mới sẽ sống chật vật, khó khăn.
Trừ trường hợp bất khả kháng thì chúng ta không nên ra vào nhà thuốc và bệnh viện vào ngày mùng 3 tết. Theo dân gian, đầu năm đến những nơi này thì cả năm sẽ dễ bị bệnh tật đeo bám, không có sức khỏe để làm việc.
Tương tự như quét nhà, việc mở cửa tủ (đặc biệt là tủ đựng của cải) sẽ làm vơi đi của cải và vận may của gia đình ra bên ngoài. Ngoài ra, việc mở cửa tủ là đang chi tiền liên tục. Mà chi tiền liên tục trong ngày đầu năm được xem là không nên. Sẽ khiến cho cả năm làm ăn không nên, tài lộc bị hao hụt.
Ngoài kiêng kỵ những điều nói trên vào mùng 3 Tết, bạn nên làm những điều sau để thu hút thêm vận may và cầu chúc một năm mới nhiều điều thuận lợi.
Mùng 3 Tết là ngày mà các gia đình thường tổ chức lễ tạ gia tiên và các vị Phật. Mỗi nơi sẽ có một phong tục về nghi thức khác nhau. Thông thường, mâm lễ cúng sẽ bao gồm: Hoa quả, nhang, trầu, rượu, vàng mã, đèn hoặc nến cùng với các món ăn mặn hoặc những món chay tùy vào gia đình. Bạn có thể tham khảo bài viết mùng 3 Tết cúng gì để biết rõ hơn về phong tục này.
Đi lễ chùa là điều mà bạn nên làm vào ngày mùng 3 Tết. Đi chùa không chỉ giúp bạn cầu bình an, sức khỏe và may mắn cho gia đình mà còn mang đến sự bình yên trong tâm hồn. Khoảnh khắc này, bạn có thể gạt bỏ những muộn phiền của năm cũ để hướng đến một năm mới nhiều điều tốt lành.
Từ xa xưa dân gian ta đã có câu “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” nhằm nói về tập tục trong năm mới. Muối bán trong những ngày đầu năm là muối lộc. Bạn có thể mua vào ngày mùng 1, 2 hay mùng 3 đều được. Muối có tác dụng xua đuổi tà ma, đem đến may mắn, suôn sẻ trong gia đình. Bên cạnh đó, mua muối đầu năm còn có ý nghĩa là sự mặn nồng trong các mối quan hệ gia đình, vợ chồng con cái hòa thuận.
Bên cạnh việc cúng kiến ông bà tổ tiên và đi lễ chùa, bạn cũng đừng quên đi tảo mộ vào ngày mùng 3 Tết. Đây là hành động tưởng nhớ đến công sinh thành và dưỡng dục của ông bà, cha mẹ. Việc làm tròn chữ hiếu sẽ giúp cho cuộc sống của bạn trở nên thuận lợi hơn. Dân gian ta thường nói đó là nhờ có ông bà phụ hộ, chở che.
Theo quan niệm của người Việt, ngày mùng 3 là ngày Tam Nương sát. Đây là ngày Ngọc Hoàng phái 3 cô gái xuống trần gian để thử lòng người bằng những ham muốn tửu sắc. Tuy nhiên không có quan niệm nào cho thấy mùng 3 âm lịch kiêng xuất hành. Nếu là đi xa, bạn cần xem xét lịch âm của từng năm để đảm bảo an toàn nhé.
Theo quan niệm xưa, ngày mùng 3 Tết bạn cần hạn chế ăn một số món như mực, ốc, thịt vịt, thịt chó... để tránh cả năm gặp những điều đen đủi, thất bại trong công việc, cuộc sống.
Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi mùng 3 Tết kiêng gì? Ông bà ta thường nói, có thờ có thiêng, có kiêng có lành. Do vậy hãy hạn chế tối đa những điều kiêng kỵ trong ngày mùng 3 Tết để hướng đến những điều tốt lành trong năm mới. Bạn có muốn biết thêm thông tin Mùng 3 Tết có được gội đầu không? Đừng quên theo dõi Danang.Plus và nhấn vào bài viết chi tiết trên site để đọc chi tiết thông tin nhé!