Lịch múa lân Đà Nẵng ngày 29/9/2023 (15/8 Âm lịch)

Danang.Plus cập nhật lịch múa lân Đà Nẵng ngày 28/9/2023 mới nhất. Nếu bạn chưa xem múa lân thì nhất định không thể bỏ lỡ lịch múa lân Đà Nẵng rằm tháng 8 Âm lịch dưới đây.

Lịch múa lân Đà Nẵng ngày 29/9/2023

Cập nhật lịch múa lân Đà Nẵng hôm nay, ngày 29/9/2023 hay ngày Rằm tháng 8 Âm lịch:

Thời gian Đoàn lân Địa điểm
17h30 – 18h00 Đang cập nhật Nhà hàng tiệc cưới công viên Bắc tượng đài 2/9
18h00 Tài Bảo Đường HD Fitness center ngã tư Hoàng Thị Loan – Nguyễn Sinh Sắc
19h00 Tài Bảo Đường HD Fitness center 20 Nguyễn Thiện Thuật
19h00 Yến Nê 13 Võ Nguyên Giáp, quận Sơn Trà
20h00 Đang cập nhật The Powerhouse Coffee 17 Âu Cơ
20h00 Yến Nê Lô 9,10 Võ Nguyên Giáp, quận Sơn Trà
20h30 Thái Sơn Đà Quảng Trường Âm Nhạc Sự Kiện Helio Center, 01 đường 2/9, quận Hải Châu
20h30 Vương Anh Đường 323 Nguyễn Hữu Thọ, quận Sơn Trà
20h30 Đang cập nhật 126 Yên Bái, quận Hải Châu
21h00 Yến Nê Lô 1C Võ Nguyên Giáp, quận Sơn Trà
21h00 Thiên An Vice City Lô 30 Trần Văn Trứ, quận Hải Châu
21h00 Vương Anh Đường 50 Ông Ích Khiêm, quận Hải Châu
21h30 Tứ Câu 323 Tôn Đức Thắng, quận Liên Chiểu
Đang cập nhật Đang cập nhật Đang cập nhật

Lịch múa lân Đà Nẵng ngày 29/9/2023

Nguồn gốc của hoạt động múa lân

Múa lân là hoạt động biểu diễn nghệ thuật được tổ chức trong các dịp quan trọng như lễ Tết, trung thu, khai trương, kỷ niệm,… Múa lân được xem như một lời chúc hay lời cảm ơn đến từ gia chủ.

Từ một môn nghệ thuật múa đường phố ở Trung Quốc, hoạt động múa lân từ đó phát triển rộng rãi và thịnh hơn ở Việt Nam.

Nguồn gốc của hoạt động múa lân

Câu chuyện ông địa và lân xuất phát từ câu chuyện cổ ở Trung Hoa như sau:

Vào ngày xửa ngày xưa, ở một ngôi làng nọ, cứ đến rằm tháng 8 là có một con thú đến làng. Nó khiến cho cả dân làng sống trong cảnh hoang mang, lo sợ. Vào ngày nọ, thấu hiểu tình cảnh, một nhà sư đã xuất hiện nhằm giúp người dân xua đuổi ác thú.

Nhà sư đã cho một đệ tử bụng to, bảo ăn mặc đồ màu đỏ rực rỡ, tay cầm quạt thần để xua đuổi con ác thú. Còn các đệ tử khác thì chuẩn bị trống chiêng. Họ khua trống chiêng dồn dập khiến cho con ác thú sợ hãi mà bỏ chạy.

Từ thuở đó mà hoạt động này dần trở thành một bộ môn nghệ thuật dân gian mang ý nghĩa xua đuổi những điều xấu xa, cầu phúc lành cho mọi người.

Ý nghĩa của tục múa lân

Múa lân không đơn thuần là môn nghệ thuật dân gian, nó còn có ý nghĩa là lời cầu chúc may mắn, thịnh vượng. Tùy theo từng vùng miền, từng đất nước mà tục múa lân sẽ có hình thức khác nhau. Ở miền Bắc thường gọi múa lân là múa sư tử, miền Nam thì gọi là múa lân.

Hoạt động múa lân thường được diễn ra phổ biến trước trung thu. Thông thường là những ngày 12, 13 Âm lịch. Và nhộn nhịp nhất là rơi vào khoảng 2 ngày cuối, tức 14, 15 Âm lịch.

Với những bạn nhỏ thì tục múa lân mang đến niềm vui, sự hân hoan cho các bạn nhỏ. Có thể nói, múa lân là một phần ký ức tuổi thơ đẹp đẽ trong mỗi người.

Ý nghĩa của tục múa lân

Lúc trước, khi nước ta chú trọng phát triển nông nghiệp, đến vụ mùa, mọi ngôi nhà đều rợp màu của cây lúa. Nhưng chỉ vào khoảng thời gian này, ba mẹ và ông bà mới có cơ hội thảnh thơi, hòa mình vào sắc màu thiên nhiên, bên cạnh con cháu, để trò chuyện và tận hưởng những khoảnh khắc đáng nhớ. Những chú lân, với những lời chúc tốt lành, đến để đuổi điều xấu, mang lại may mắn cho mùa thu phong phú, kéo dài nửa năm.

Do đó, không lạ khi mỗi khi Tết Trung Thu đến, khắp mọi nơi trên khắp đất nước lại vang lên tiếng trống vỗ, tiếng chập chõa đèn lồng, và tiếng hò reo phấn khích của các em nhỏ. Bất cứ nơi nào có tiếng vui này xuất hiện, chắc chắn sẽ thấy những chú lân và sư rồng xuất hiện, đem lại sự phấn khích và niềm vui cho mọi người.

Danang.Plus vừa cập nhật đến bạn lịch múa lân ở Đà Nẵng ngày 29/9/2023. Hy vọng rằng, vào ngày cuối cùng múa lân Trung thu này, bạn sẽ kịp chiêm ngưỡng những màn múa lân đẹp tuyệt vời. Đây cũng là cơ hội để bạn có thêm những khoảnh khắc đẹp, ý nghĩa bên cạnh bạn bè, người thân của mình.