Mô hình nuôi chim yến dần dần cũng đã phát triển rộng rãi trên quy mô lớn trong những năm gần đây. Việc nuôi chim yến trong nhà lấy tổ với kỹ thuật tiên tiến áp dụng các công nghệ hiện đại đã mang lại thu nhập cao cho nhiều nông dân. Để giúp bạn tiện lợi hơn khi tìm hiểu, chúng tôi đã tổng hợp được kỹ thuật nuôi chim yến sào trong nhà chi tiết nhất.
Một công trình nhà yến trải qua ba giai đoạn: chuẩn bị – nuôi yến – thu hoạch. Từng giai đoạn có nhiều bước thực hiện, cụ thể:
Ở khâu này, bạn cần chuẩn bị đất tại vị trí thuận lợi, tính diện tích nhà yến và xác định chi phí.
Quan trọng nhất chính là khảo sát vị trí dự định xây nhà yến cho chim yến hay không. Dù công nghệ nuôi chim yến có hiện đại như thế nào đi nữa nhưng nơi bạn nuôi không có chim thì vẫn thất bại. Lượng chim tại khu vực đó càng nhiều, xác suất thành công của bạn càng cao.
Vậy làm thế nào để xác định rằng vị trí này có chim yến hay là không?
Điều tiếp theo bạn cần phải quan tâm là xây dựng nhà yến với diện tích bao nhiêu? Điều này còn tùy thuộc vào vị trí mà bạn đã chọn được ở trên.
Bài viết liên quan nhất: Top 10 cửa hàng yến Sào Đà Nẵng uy tín nhất
Và việc làm cuối cùng của khâu chuẩn bị là xác định chi phí xây nhà yến là bao nhiêu? Sau khi xác định được vị trí và diện tích nhà yến, chúng ta tiến hành tính toán chi phí.
Chi phí gia cố móng:
Chi phí xây dựng phần thô:
Chi phí thi công kỹ thuật nhà yến:
Sau khi hoàn tất các bước trên, chúng ta tiến vào giai đoạn hai
Kỹ thuật xây nhà yến cần nắm được kết cấu nhà, kích thước các lỗ ra vào, cụ thể
– Nhà khung bê tông cốt thép, mái đổ bê tông, tường xây gạch 20cm- Nhà cấp 4 kiên cố.- Cột gạch, tường xây gạch 20cm, mái lợp tôn cách nhiệt- Nhà khung thép tiền chế, tường và mái bằng tôn cách nhiệt- Kích thước nhà nuôi chim yến trung bình là 5m x 20m, kích thước lý tưởng là 8m x 25m và tối thiểu là 4m x 20m
– Lỗ ra vào có chiều cao từ 30 – 60cm, chiều ngang từ 50 – 70cm- Kích thước phòng lượn tối thiểu 4m x 4m, chiều cao từ 3m – 3.2m- Kích thước các phòng trong nhà tối thiểu 4m x 4m, tối đa 8m x 16m. Chiều cao tối thiểu 3m, tối đa 3.9m- Lỗ thông tầng từ 1,5m x 1,5m đến 4m x 4m
Tiếp đến là kỹ thuật nuôi yến và giữ yến khá quan trọng, trong đó cần sự hỗ trợ của các thiết bị và sản phẩm như:
Nhiệt độ thích hợp từ 26-30 độ, lý tưởng là 28-29 độĐộ ẩm thích hợp từ 70%-85%, lý tưởng là 75%-85%Ánh sáng thích hợp từ 0.02 – 0.10 luxPhải có hệ thống thông hơi, thoáng khí, luân chuyển được không khí sẽ rất tốt cho nhà yến.
Âm thanh dụ chim yến hiện nay có rất nhiều loại tiếng, nhưng nói chung gồm có 3 loại – Loại tiếng ngoài dùng để hấp dẫn chim yến quy tụ lại ; – Loại tiếng hút để thu hút chim chui vào nhà- Loại tiếng trong để dụ chim yến tưởng rằng nhà này đã có nhiều chim yến ởTiếng ngoài và tiếng hút được mở từ 5h sáng – 7h tối .Tiếng trong được mở từ 5h sáng – 12h đêm hoặc vùng cạnh tranh có thể mở liên tụcDùng các dung dịch tạo mùi để chim yến tưởng rằng nhà này đã có nhiều chim yến ở . Như : KW3, PW-Cair, PW Concentrate, Love Potion .v.v…. và phân chim yến thật .
Thông thường, qua năm đầu chúng ta đã có thể tiến hành thu hoạch nhưng sản lượng vẫn chưa nhiều, đến năm thứ hai lượng tổ yến đã ổn định và đều hơn.Năm thứ 3 sẽ cho thu nhập cao, hàng tháng từ 1 kg đến 3 kg sau 3 năm, những năm sau, sản lượng yến thu hoạch tăng từ 50% đến 100%. Từ năm thứ 5 trở đi, thu hoạch bình quân hàng tháng khoảng trên 5 kg
Có thể thấy việc đầu tư và nuôi chim yến trong nhà là dài hạn, không thể tiến hành gấp rút. Để đảm bảo thu hoạch được sản lượng cao và chất lượng tốt nhất đòi hỏi ở khâu chuẩn bị kỹ càng và nắm vững được kỹ thuật nuôi chim yến trong nhà.
Thông thường, nhà yến phải có độ cao tối thiểu là 2,5m. Độ cao được cho là lý tưởng của nhà yến là 3m bởi những lý do sau- Độ an toàn: độ cao này giúp cho chim yến an toàn hơn, bớt được kẻ thù tìm đến.- Chiều cao để giao phối phù hợp- Chim con tập bay
Đây cũng là thắc mắc chung của nhiều người, bạn cần biết rằng chim yến khác các loài khác, bạn không cần phải mua giống, việc bạn cần làm là xây nhà yến đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật nuôi yến thì chim yến sẽ tự tìm đến nhà bạn
Chi phí đầu tư ban đầu chính là phần chi phí cho việc đầu tư nuôi yên, gồm 2 khoản: tiền xây dựng phần thô nhà và tiền công nghệ, số tiền này tương đương với xây dựng một căn nhà ở theo tiêu chuẩn nhà phố. Chi phí vận hành là khoản chi cho chủ yếu cho người trông coi nhà nuôi chim và tiền điện nước, phần này không đáng kể bao nhiêu so với chi phí đầu tư.
Chim yến tự kiếm ăn ngoài tự nhiên, chúng chủ yếu ăn côn trùng, bạn không cần phải lo lắng về khoản thức ăn cho chúng. Nhưng bạn có thể bổ sung thêm nguồn thức ăn cho chúng bằng cách trồng những loại cây thu hút côn trùng như keo dậu, sung, vả, … xung quanh nhà yến.
Hiện nay vẫn chưa có trường hợp nào trên Thế Giới phát hiện chim yến bị nhiễm cúm gia cầm. Hơn nữa tập tính ính sống của chim yến chủ yếu bay lượn trên cao nên khó tiếp xúc với nguồn bệnh nên bạn có thể yên tâm khi nuôi chúng.