Khu công nghệ cao Đà Nẵng là khu công nghệ cao Quốc gia đa chức năng thứ 3 ở Việt Nam. Khu công nghệ này được thành lập sau khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh và khu công nghệ Hòa Lạc ở Hà Nội. Trong bài viết này, Danang.Plus sẽ gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về khu công nghệ cao Đà Nẵng. Đừng bỏ qua bài viết này nhé!
Khu công nghệ cao Đà Nẵng nằm tại xã Hòa Ninh và Hòa Liên thuộc huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Công trình này nằm ở phía Tây Bắc so với trung tâm TP Đà Nẵng, cách Đà Nẵng 22km.
Khu công nghệ có vị trí kinh tế vô cùng thuận lợi, đó là nằm trên tuyến đường cao tốc Đà Nẵng – Dung Quất, nối liền giữa các khu kinh tế trọng điểm ở miền Trung: Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô (tỉnh Thừa Thiên – Huế), Khu Kinh tế Chu Lai (tỉnh Quảng Nam), Khu Kinh tế Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi).
Bên cạnh đó, khu công nghệ cao Đà Nẵng cách sân bay Quốc tế Đà Nẵng khoảng 17km và cách Cảng Tiên Sa 25km. Vị trí này nằm trên nền đất cao, địa chất thuận lợi cho việc xây dựng các cơ sở hạ tầng mà không tốn chi phí để chống lún.
Hiện nay, Ban Quản lý Khu công nghệ cao nằm tại Lô C2, đường số 5, Khu công nghệ cao Đà Nẵng
Khu công nghệ cao Đà nẵng được ký quyết định thành lập vào ngày 28/10/2010 bởi Thủ tướng Chính phủ. Đây là khu công nghệ cao Quốc gia thứ 3 của Việt Nam sau khu công nghệ ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Công trình này hướng mục tiêu trở thành một điểm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Điều này nhằm thúc đẩy khoa học – kỹ thuật của Đà Nẵng nói riêng và khu vực miền Trung – Tây Nguyên nói chung phát triển ngày càng mạnh mẽ.
Từ đó phấn đầu trở thành khu đô thị sinh thái với sự kết hợp giữa nghiên cứu, đào tạo, sản xuất, phát triển môi trường sống và môi trường văn hóa – xã hội.
Khu công nghệ cao Đà Nẵng có tổng diện tích là 1.129,76ha. Trong đó 673,94ha là diện tích các khu chức năng, còn lại 455,84ha là diện tích đồi núi, cây xanh và mặt nước.
Trong 455, 84 ha diện tích đó, gồm có:
Về hệ thống giao thông gồm có các tuyến giao thông sau:
Hệ thống thoát nước trong khu công nghệ cao Đà Nẵng được thiết kế theo hướng riêng, cụ thể là:
Hệ thống thoát nước thải được xây dựng riêng biệt để thoát nước cho khu công nghệ cao Đà Nẵng. Cụ thể, trong đó có 2 công trình đầu mối kỹ thuật hạ tầng và trạm xử lý chất thải:
Hệ thống cấp nước lấy nguồn nước từ Nhà máy nước Hòa Liên với công suất 240.000 m3/ngày-đêm.
Hệ thống cấp điện là trạm 110/22kV Hòa Liên với công suất 2x63MVA. Hệ thống các đường dây điện được đầu tư hoàn chỉnh đảm bảo đấu nối đến từng nhà máy trong khu công nghiệp.
Hệ thống thông tin liên lạc: Khu công nghệ cao Đà Nẵng có hạ tầng thông tin – truyền thông kết nối thông suốt. Đồng thời đường truyền luôn đảm bảo chất lượng cao và có bảo mật an toàn.
Dưới đây là một số lĩnh vực thu hút đầu tư ở khu công nghệ cao thành phố Đà Nẵng:
Đến nay, khu công nghệ cao Đà Nẵng, các khu công nghiệp và khu công nghệ thông tin tập trung của thành phố đã thu hút khoảng hơn 500 dự án. Trong đó có gần 378 dự án ở trong nước có tổng vốn đầu tư hơn 28.000 tỷ và 130 dự án FDI có tổng vốn hơn 1.860 triệu USD.
Mới đây nhất, khu công nghệ cao Đà Nẵng cho biết vừa chấp thuận Dự án nhà máy sản xuất bảng mạch in và vi cơ điện tử (MEMS) của nhà đầu tư VECTOR FABRICATION, INC đến từ Hoa Kỳ. Dự án này sẽ đầu tư vào Khu công nghệ cao Đà Nẵng với tổng vốn là 60 triệu USD (khoảng 1.366 tỷ đồng).
Dự án sử dụng 40.000 m2 diện tích đất với mục tiêu sản xuất bảng mạch in điện tử (PCB) và nghiên cứu, phát triển và sản xuất sản phẩm vi cơ điện tử (MEMS). Theo Ban Quản lý Khu công nghệ cao, dự án sẽ khởi công ngay trong năm 2022 và đi vào hoạt động giai đoạn 1 đầu năm 2025.
Trên đây là những thông tin cơ bản và chi tiết về Khu công nghệ cao Đà Nẵng. Theo dõi Danang.Plus để cập nhật những thêm nhiều thông tin hữu ích hơn nữa nhé!