Cận cảnh hiện trường cháy nhà 3 tầng ở Đà Nẵng khiến 2 cháu bé không qua khỏi

Vào đêm ngày 10/10, rạng sáng ngày 11/10 tại số nhà 31, ngõ 236 đường Trần Cao Vân (quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng) đã xảy ra một vụ hỏa hoạn nghiêm trọng.

Hiện trường đau lòng vụ cháy ở Đà Nẵng khiến 2 em bé tử vong

Ở thời điểm xảy ra vụ cháy, trong nhà có 2 người lớn và 3 trẻ nhỏ. Sau khi tiếp cận hiện trường, cơ quan chức năng đã đưa được ba người ra ngoài là anh T.T.Đ (SN 1988), chị L.T.K.Ng. (SN 1987) và cháu T.L.G.K (SN 2014). Hai cháu T.M.G.Đ (14 tuổi), N.L.T.T (12 tuổi) ở vị trí tầng 3, bị ngạt khói không qua khỏi.

Hiện trường đau lòng vụ cháy ở Đà Nẵng khiến 2 em bé tử vong

Sáng ngày 11/10, các lực lượng chức năng đang giăng dây, khám nghiệm hiện trường để làm rõ nguyên nhân vụ cháy.

Hiện trường đau lòng vụ cháy ở Đà Nẵng khiến 2 em bé tử vong

Theo nguồn tin từ các báo chính thống, người dân sông trong ngõ 236 đường Trần Cao Vân ngửi thấy mùi khét, nghi có cháy nên đã chủ động báo lực lượng chức năng.

Hiện trường đau lòng vụ cháy ở Đà Nẵng khiến 2 em bé tử vong

Ngay sau đó, Công an phường Tam Thuận và Lực lượng Phòng cháy, Chữa cháy và Cứu nạn, Cứu hộ (Công an quận Thanh Khê) đã nhanh chóng đếnhiện trường. Trong khoảng hơn 1 giờ khẩn trương chữa cháy thì ngọn lửa cũng đã được dập tắt.

Hiện trường đau lòng vụ cháy ở Đà Nẵng khiến 2 em bé tử vong

Một số lưu ý để giảm thiểu nguy cơ hỏa hoạn trong gia đình

Tai nạn hỏa hoạn là điều không ai mong muốn. Trừ những trường hợp đáng tiếc thì bạn và gia đình vẫn có thể có những biện pháp để không xảy ra cháy nổ trong gia đình.

Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng những đồ đạc trong gia đình để đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy (theo KTS. Nguyễn Duy Sơn – Người có 11 năm kinh nghiệm trong việc tư vấn và thi công nhà ở).

Không gian nhà Lưu ý cần biết
Khu vực nhà bếp
  • Bật lửa hay bao diêm cần đặt xa khu vực bếp, gia đình nên để vào tủ có khóa.
  • Lò nướng hay lò vi sóng cần được làm sạch sau khi sử dụng, nếu không có thời gian thì nên làm sạch định kỳ.
  • Khu vực bếp cần có thiết bị báo khói. Chú ý vị trí lắp đặt tránh cửa ra vào hay cửa sổ.
  • Khi bật bếp nấu, cần đặt nồi vào trung tâm của bếp, không để nồi bị xô lệch.
  • Bếp là nơi có nhiệt độ cao, không nên để dây điện phía trên bếp.
  • Tắt bếp ngay sau khi sử dụng.
  • Chừa các khoảng trống xung quanh tủ lạnh để tạo không khí lưu thông.
Khu vực nhà tắm
  • Thiết bị máy nước nóng, máy sưởi phải có khoảng cách với khu vực bồn rửa, bồn tắm hay vòi sen.
  • Nên tắt máy nước nóng trước khi sử dụng.
  • Với máy sưởi hay máy nước nóng, cần phải bật nhiệt độ phù hợp. Lưu ý không nên bật nhiệt độ quá cao.
Khu vực phòng ngủ
  • Tuyệt đối không hút thuốc trong không gian phòng ngủ.
  • Ưu tiên sử dụng đệm có khả năng chống cháy.
  • Không tưới nước lên áo quần khi đang là, không là quần áo khi bị ướt.
  • Nếu có thể nên gắn thêm thiết bị báo khói.
Khu vực phòng khách
  • Nên hạn chế dùng đèn halogen vì loại đèn này có nguy cơ gây hỏa hoạn cao.
  • Nên sử dụng dây điện phù hợp với công suất của thiết bị điện.
  • Nên kiểm tra các thiết bị định kỳ, bảo dưỡng định kỳ.
  • Lưu ý tránh lắp cục nóng điều hòa dưới ánh nắng trực tiếp.

Một số lưu ý để giảm thiểu nguy cơ hỏa hoạn trong gia đình

Để bảo vệ cho chính mình và người thân, bạn nên chú trọng việc thực hiện đúng các biện pháp phòng cháy chữa cháy an toàn.